Đó là xã Cự Khê, Thanh Oai, thuộc Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Năm trước vẫn còn nghèo khó với hình ảnh những người nông dân lam lũ quanh năm chân lấm, tay bùn. Thế nhưng thông tin sáp nhập về Hà Nội rồi có dự án đường lớn chạy qua, quy hoạch dự án bất động sản, người dân trong làng bỗng chốc giàu đột biến. Ngày đó, đi đến đâu người dân trong xã hay quanh khu vực cũng nhắc đến câu chuyện đất cát tăng giá để làm quà. Chuyện nhà ông A, bà H vừa bán mấy trăm m2 đất thu về mấy tỷ, hay có khách đến trả giá cao ngất ngường mà nhà ông L không bán, tiếc quá! Kể lại với PV, anh Nguyễn Văn Thanh, một người dân xã Cự Khê nhớ lại, khoảng cuối năm 2008, bít tất nguyên cớ cũng bởi câu chuyện từ dự án bất động sản, dự án làm đường đã chiếm phần nhiều đất nông nghiệp của xã, tiền bồi thường đất đã khiến nông dân nghèo hóa thành… tỷ phú. Nhưng đời sống của những nông dân hậu đền bù đất có thật sự sung sướng?
Cả xóm chỉ vỏn vẹn khoảng 300 hộ dân, nhưng số tiền đền bù đất lên tới hơn 800 tỷ, hộ được đền bù ít thì 500 – 700 triệu, hộ nhiều tới vài tỷ đồng. Chẳng những vậy, đất thổ cư trong xã có tăng giá nhất là từ khi nghe tin về Hà Nội, có dự án đường lớn chạy qua… Từ đó, đất cát thổ cư trong làng người bán, kẻ mua lại tăng ví diều gặp gió, từ trước khi sáp nhập giá 1m2 đất ở trong làng chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2, nhưng khi có thông báo sáp nhập Hà Nội rồi dự án đường lớn chạy qua, người ta cứ kháo nhau, đồn thổi, giá đất tăng chóng mặt. Đầu năm 2008, giá đất trong làng đã tăng lên tới 20 triệu đồng/m2, rồi khi chính thức về Hà Nội, có dự án quy hoạch ven làng, giá đất được đẩy lên 40 – 50 triệu/m2, thậm chí đỉnh điểm lên đến 70 triệu đồng/m2. “Mặc dù tăng như vậy, hễ bất cứ ai trong làng rao bán có khách nơi khác ôm cả tải tiền đến mua một lúc hàng mấy trăm m2.” – Anh Thanh nhớ lại. Còn ông Phạm Văn Trung, người dân khác trong làng cho biết: "Ngay sau khi sáp nhập, ông em nhà tôi đã bán ngay 200m2 đất với giá 30 triệu đồng/m2 cho một tay đầu cơ ở Hà Nội. Cầm tới 6 tỷ đồng trong tay mà ngỡ mình nằm mê, cả đời lam lũ làm ăn chắc chả được một phần của số tiền ấy. Nhưng chỉ sau đó chừng hơn 1 năm, tay này đã bán mảnh đất đó đi cho người khác với giá 40 triệu đồng/m2, ông em nhà tôi nhìn mà tiếc, không ngờ đất lên nhanh vậy, nhưng lỡ đã bán rồi thì thôi. Sau khi vừa bán xong, cũng là cực điểm cơn sốt đất đầu năm 2010, nghe nói có người trả tới 45 triệu nhưng chủ đất này không bán… Tưởng ông em tôi bán hớ! Thế nhưng, đất cát chả biết thế nào mà nói. Qua tay vài người mua đi bán lại đến giờ mảnh đất đó giảm giá thảm hại, nay khoảng trên 10 triệu mà chẳng có khách hỏi thăm. Chủ mua sau rốt này mới là người khuynh gia bại sản…”. PV gặp được bà Lương, người dân trong xã. Kể lại với chúng tôi, bà Lương cho biết, bây chừ bà vẫn kẹt một mảnh đất mua thời điểm giá cao, nhưng tưởng giá còn lên được nữa bà để đó, giờ bong bóng nhà đất vỡ, bà muốn bán mà không được. “Thời điểm này năm 2009, mảnh đất 100m2 này của tôi đã được khách trả 50 triệu đồng/m2 mà tôi lừng khừng không bán vì cứ nghĩ càng để đất càng có giá. Hơn nữa, lúc đó cũng chưa có việc nên mới không bán, ngờ đâu giờ muốn bán mà khó quá, người mua chạy đâu hết cả” – Bà Lương thở than.
Trước đây, đa phần người dân xã Cự Khê đều làm nghề nông, một số nhà duy trì nghề gia truyền là làm miến và làm tương. Làm việc đầu tắt mặt tối quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Giờ đây, dung mạo làng quê đã hoàn toàn đổi thay. Những ngôi nhà cấp 4 xập xệ hay những thửa ruộng mạnh tay cò bay dần biến mất, thay vào đó là nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, tất là người dân có tiền bán đất, tiền đền bù đất đầu tư. Làng quê đường đất bụi mịt mù giờ trở nên thị thành hóa rõ rệt. Có tiền người dân đua nhau xây nhà, mua xe, thậm chí đầu tư vào bất động sản theo phong trào. Cứ nhà ai có thông báo bán đất, người trong làng hỏi cũng có, người Hà Nội về hỏi cũng nhiều. Sau nhiều năm sáp nhập về Hà Nội, câu chuyện một thời sốt đất, hàng ngày làng quê nhộn nhịp người ra kẻ vào mua bán đất cát, cảnh cò dẫn đi ăn giá nhộn nhịp giờ đây thay vào đó là cảnh làng quê thanh bình, những mảnh ruộng tưởng chừng bỏ hoang hóa vì người Cự Khê không “thèm” cấy lúa giờ lại xanh tốt. Đến làng khi hỏi câu chuyện sốt đất ở đây ai ai cũng nắm rõ, và đó là chuyện những năm về trước, giờ người Cự Khê thỉnh thoảng kể lại cho khách đến chơi như một câu chuyện làm quà! Nguyễn Hiếu |